Dự án đường vành đai 2 trên cao kết nối với Ngã Tư Sở
Dự án đường vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở có vốn đầu tư khoảng 9.400 tỉ đồng được khởi công từ tháng 4/2018.Sau hơn hai năm thi công, đoạn tuyến đường vành đai 2 trên cao, chặng từ Ngã Tư Sở tới Ngã Tư Vọng đã hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng…
Dự án này được kỳ vọng sẽ giải quyết các điểm nóng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, tăng khả năng lưu thông của các phương tiện.
Dự án đường vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở (phía đường Trường Chinh) với chiều dài gần 5,1km.
Với tổng chiều dài đoạn tuyến xấp xỉ 5,1 km, vốn đầu tư khoảng 9.400 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, loại hợp đồng BT. Trong đó 4.194 tỷ đồng chi cho giải phóng mặt bằng.
Có chiều dài gần 43,6 km, tuyến đường đi qua địa bàn 4 quận: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân. Tuyến đường gồm các hạng mục: Cầu chính rộng 19m, cầu dẫn rộng 7m và có các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.
Sau hơn hai năm thi công, đường vành đai 2 trên cao đoạn giao cắt Ngã Tư Sở đến nút giao đường Giải Phóng đã cơ bản tạo dựng được hoàn thành.
Dự án này được kỳ vọng sẽ giải quyết các điểm nóng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, tăng khả năng lưu thông của các phương tiện.
Đặc điểm độc đáo của tuyến đường này là hai bên thành được lắp kính chống ồn trong suốt, hạn chế ảnh hưởng các nhà dân xung quanh.
Trả lời báo chí, ông Trần Văn Giầu, Giám đốc Ban Điều hành nhà thầu liên danh dự án cho biết, tại gói thầu này, đơn vị thi công sử dụng ứng dụng công nghệ MSS (Movable scaffolding sytem) hay còn gọi là công nghệ thi công bằng hệ đà giáo di động được sử dụng ở các nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bê tông dầm được đổ trực tiếp, sử dụng đà giáo di động trượt trên mặt bằng chật hẹp, không chống xuống nền đất, không sử dụng mặt bằng phía dưới, lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam.
Theo ông Trần Văn Giầu, ống thép chéo này được thiết kế để chịu lực, chống đỡ cho cánh dầm.
“Ống thép nối với cánh dầm bằng hệ thống cốt thép chờ, chân tỳ vào lõi dầm đã đổ bê tông trước đó, kết nối bằng hệ thống bu lông. Ống thép D300 được lựa chọn bằng thép cường độ cao được sơn 5 lớp chống gỉ. Cứ 3m đường được lắp 1 ống thép, mỗi thanh chống như vậy chịu lực lên tới 150 tấn”, ông Giầu nói.
Hệ thống biển báo giao thông đang được lắp đặt. Theo đó tại lối xuống ở khu vực Ngã Tư Vọng các phương tiện chỉ được phép lưu thông dưới 60 km/h.
Hình ảnh lối lên từ hướng Đại La về Ngã Tư Sở
Trước mắt, sắp tới thành phố sẽ cho thông xe từ đây tới Ngã Tư Sở để giảm tải cho đường phía dưới, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở tuyến huyết mạch này trong nhiều năm qua.